1. Một số thông tin về chương trình đào tạo- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Quản lý kinh tế + Tiếng Anh: Economic Management
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 62.34.04.10- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Quản lý kinh tế + Tiếng Anh: Economic Management
- Trình độ đào tạo: Tiến sĩ- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. + Tiếng Anh: The Degree of Doctor of Economic Management
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo2.1. Mục tiêu chungChương trình được thiết kế nhằm đào tạo tiến sĩ quản lý kinh tế là những người có kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế, có phương pháp tư duy khoa học, có khả năng phát hiện, phân tích đánh giá các vấn đề mới trong lĩnh vực quản lý kinh tế, có khả năng luận giải mới các kiến thức chuyên sâu, hiện đại về quản lý kinh tế.Tiến sĩ Quản lý kinh tế là người có năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu độc lập; có khả năng tổ chức, thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, trở thành các chuyên gia cấp cao trong việc phân tích, tư vấn, phản biện và thực thi chính sách kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế.
2.2. Mục tiêu cụ thểSau khi hoàn thành chương trình học, tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế được trang bị phương pháp tư duy khoa học, phương pháp nghiên cứu hiện đại, có khả năng viết và trình bày các báo cáo khoa học một cách chuyên nghiệp, có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá sự tương tác giữa các nhân tố trong lĩnh vực quản lý kinh tế, trên cả cách tiếp cận vi mô và vĩ mô.Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức, sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý kinh tế, khả năng áp dụng các kiến thức, phương pháp luận, kỹ năng tư duy khoa học để vận dụng một cách hiệu quả vào quá trình xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý tại doanh nghiệp và tổ chức.Đối với các nhà hoạch định chính sách, chương trình học sẽ cung cấp các kỹ năng, kiến thức dự báo, phân tích, hoạch định, phản biện chính sách để có thể vận dụng hiệu quả trong việc xây dựng và hoạch định chính sách trong lĩnh vực quản lý kinh tế.Đối với các nhà nghiên cứu và tư vấn, sẽ được trang bị các kỹ năng phản biện, lập luận và tư duy khoa học trong lĩnh vực quản lý kinh tế, từ đó, nâng cao năng lực nghiên cứu, tư vấn, phản biện, có khả năng nghiên cứu độc lập hoặc tổ chức nghiên cứu các đề tài, dự án nghiên cứu trong nước và quốc tế.
3. Thông tin tuyển sinh3.1. Hình thức tuyển sinh:3.1.1. Đối tượng từ thạc sĩ: xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của ĐHQGHN
3.1.2. Đối tượng từ cử nhân: kết hợp thi tuyển và xét hồ sơ chuyên môn- Môn thi Cơ bản: Kinh tế chính trị- Môn thi Cơ sở: Quản trị học- Môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh- Xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.2. Đối tượng tuyển sinh và điều kiện dự tuyển đào tạo tiến sĩ quản lý kinh tế3.2.1. Điều kiện về văn bằng và công trình đã công bố:Người dự tuyển đáp ứng các điều kiện về văn bằng và công trình đã công bố như sau:- Có bằng thạc sĩ định hướng nghiên cứu chuyên ngành Quản lý kinh tế hoặc ngành phù hợp hoặc ngành gần với ngành Quản lý kinh tế.- Có bằng thạc sĩ định hướng thực hành/ứng dụng chuyên ngành Quản lý kinh tế hoặc ngành phù hợp hoặc ngành gần với ngành Quản lý kinh tế và có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển;- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hoặc phù hợp với ngành Quản lý kinh tế. Trường hợp này thí sinh phải có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi và và phải dự tuyển theo chế độ như người chưa có bằng thạc sĩ.- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng (ngành kinh tế có chuyên ngành/ hoặc định hướng chuyên sâu về quản lý kinh tế) loại giỏi trở lên và có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng (ngành kinh tế có chuyên ngành/ hoặc định hướng chuyên sâu về quản lý kinh tế) loại khá và có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.Ghi chú: Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyển và được công bố trên tạp chí khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, các tạp chí khoa học có uy tín cấp quốc gia, quốc tế hoặc trong tuyển tập công trình (có phản biện) của Hội nghị khoa học cấp quốc gia, quốc tế được xuất bản chính thức.
3.2.2. Về thâm niên công tác:Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), trừ trường hợp được chuyển tiếp sinh.
3.2.3. Điều kiện khác:a) Có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;b) Được giới thiệu từ ít nhất hai nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có một nhà khoa học nhận hướng dẫn luận án;c) Có đề cương nghiên cứu, trong đó trình bày rõ về lí do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, lí do lựa chọn cơ sở đào tạo, mục tiêu nghiên cứu, kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn mà thí sinh đã chuẩn bị và dự kiến kế hoạch hoạt động khoa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ;d) Có đủ sức khỏe để học tập;e) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo.
3.3. Danh mục các chuyên ngành phù hợp, chuyên ngành gần:3.3.1. Văn bằng thạc sĩ